Trước đó, ngày 14.2, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho dự án căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (officetel).
Bỏ quên nhà phố du lịch, shoptel
Ngay sau đó,
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có công văn phân tích "lỗ hổng" trong văn bản này. Đầu tiên, các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Văn hóa -
Thể thao và Du lịch chỉ mới đề cập đến loại hình “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”, chưa bao gồm loại hình “nhà phố du lịch”. Thế nhưng trên thực tế còn có loại hình “nhà phố du lịch”, hoặc còn gọi là “boutique du lịch”, hoặc “shoptel” trong các khu du lịch nghỉ dưỡng, cũng được bán cho khách hàng (nhà đầu tư thứ cấp).
Thứ 2, văn bản “Quy chuẩn xây dựng” của Bộ Xây dựng chỉ quy định loại hình “căn hộ lưu trú (condotel)” là “căn hộ nằm trong nhà chung cư hỗn hợp”. Trong khi đó, “căn hộ du lịch” tại các khu du lịch nghỉ dưỡng thường được xây dựng thành một tòa nhà cao tầng riêng biệt.
Thứ 3, văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ xác định phương thức xem xét cấp “sổ đỏ” cho căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, chưa quy định cấp “sổ đỏ” cho “nhà phố du lịch” trong khu du lịch nghỉ dưỡng. Đối với “căn hộ du lịch” khi chủ đầu tư bán cho khách hàng thì cần phải được xác định diện tích thuộc sở hữu riêng, diện tích thuộc sở hữu chung, có thể áp dụng tương tự như cách tính sở hữu riêng theo pháp luật về nhà ở đã quy định, vì văn bản “Quy chuẩn xây dựng” của Bộ Xây dựng chỉ quy định cách tính diện tích sử dụng “căn hộ lưu trú (
condotel)” theo kích thước thông thủy. "Điều 48
luật Du lịch quy định 8 loại cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có “căn hộ du lịch, biệt thự du lịch”, nhưng chưa quy định “nhà phố du lịch” cũng là loại cơ sở lưu trú du lịch" - văn bản của HoREA nêu.
Pháp lý về condotel bước đầu đã được gợi mở. Ảnh: Nguyễn Tú
|